Du lịch Bụi Hòn Heo thuộc quần đảo Bà Lụa - Kiên Giang
Hòn Heo có diện tích khoảng 150ha với chu vi khoảng 7km. Từ trung tâm làng chài, theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa ra khỏi làng chài đã gặp ngay bãi biển. Bãi cát không đẹp nhưng nhờ nằm giữa biển và vạt rừng nguyên sinh nên rất hoang sơ.
Làng chài như nổi trên mặt nước biển, về đêm nhà không đóng cửa. Bãi biển hoang sơ có cấu tạo địa chất đa dạng nằm sát rừng nguyên sinh, bãi đá cuội nhiều sắc màu “khoe” trong nước biển xanh... Đó là những trải nghiệm “khoái chí” khi tôi "đi bụi" đến đảo Hòn Heo, thuộc quần đảo Bà Lụa (Kiên Lương - Kiên Giang).
Vừa ra khỏi thủ phủ "vịnh Hạ Long phương Nam", trước mắt bạn là bãi biển hoang sơ với bãi cát to hạt lẫn với nhiều đá cuội được phủ bóng dừa bên cạnh vạt rừng nguyên sinh.
Dấu chấm đỏ:
Khi xem bản đồ du lịch Kiên Giang thấy quần đảo Bà Lụa dày đặc đảo tôi cứ muốn thuê ghe tham quan tất cả, nhưng vì kinh phí cho chuyến "đi bụi" sắp cạn, cuối cùng tôi chỉ ghé vào hòn đảo tiêu biểu nhất, đảo Hòn Heo. Sở dĩ tôi chọn Hòn Heo bởi nhìn trên bản đồ, một dấu “chấm” đỏ như một con dấu nằm giữa hình tượng đảo đã làm tôi tò mò và chú ý, có lẽ đây là hòn đảo đặc biệt trong số hơn 40 hòn đảo của quần đảo Bà Lụa?
Dấu chấm đỏ tượng trưng cho trụ sở UBND xã đảo Sơn Hải thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Vì xã đảo Sơn Hải quản lý 42 hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa, trong khi Hòn Heo là nơi đặt trụ sở UBND xã nên tôi ví Hòn Heo như “thủ phủ” của quần đảo này.
Tọa lạc trên chỗ đất thấp và bằng phẳng nhất trên đảo nên khi tàu cách Hòn Heo 2 hải lý trông “thủ phủ vịnh Hạ Long” phương Nam như nổi trên mặt biển. Không phải là điểm du lịch, với nhiều bãi biển hoang sơ chưa in dấu chân du khách, nên phải đến lần thứ ba hỏi thăm xe ôm quanh khu vực ngã Ba Hòn tôi mới tìm ra bến tàu đi Hòn Heo.
đối diện chợ Ba Hòn là 1 con sông, phía sông là một bến tàu cao tốc
Tàu cao Tốc đi Hòn Heo
Khi đã yên vị trên chiếc băng ghế của con tàu cao tốc có sức chứa hơn 50 người, tôi thấy trên boong tàu không chỉ có ghế ngồi đã đầy khách mà có đủ thứ như gạo, rau củ, trái cây và cả gạch, xi măng ...
Bình yên trên đảo:
Từ thành phố Rạch Giá theo quốc lộ 80 hướng về Hà Tiên, qua đoạn đường khoảng 70km là đến km 187+950m, nhìn bên tay phải sẽ thấy bến đò đi Hòn Heo nằm dưới mép sông Ba Hòn chảy song song với quốc lộ 80. Bạn nhớ để ý vì bến đò chỉ dành cho khách quen thuộc nên không có bảng hiệu, trong khi tàu đò đi Hòn Heo lại nằm lẫn với rất nhiều tàu thuyền. Mỗi ngày có hai chuyến tàu khách đi Hòn Heo xuất bến lúc 10h30g và lúc 17g.
Khi tham quan Hòn Heo, nếu muốn tham quan “vịnh Hạ Long phương Nam", bạn hỏi thăm thuê đò đậu rất nhiều ở cửa sông Ba Hòn.
Đúng 10h30g con tàu nhổ neo chạy trên đoạn sông Ba Hòn đông nghẹt ghe tàu để hướng ra cửa biển cách bến đò Hòn Heo khoảng 500m. Tàu vừa đến cửa biển đã thấy hàng chục hòn đảo nhấp nhô trên nền nước biển xanh. Có lẽ nhờ đặc điểm này mà nhiều người đã ví quần đảo Bà Lụa là “vịnh Hạ Long” phương Nam.
Tàu còn cách Hòn Heo chừng 2 hải lý đã thấy rõ “thủ phủ” quần đảo Bà Lụa, một làng chài với khoảng gần 400 nóc nhà, nằm co cụm nơi bằng phẳng và thấp nhất đảo làm “vịnh Hạ Long” phương Nam như nổi trên mặt nước biển.
Con tàu cao tốc tựa thân vào cầu cảng kết thúc cuộc hành trình 5,3 hải lý nhưng chỉ mất 30 phút. Sau khi nhấm nháp ly cà phê đá 5.000 đồng trong một quán nằm sát bờ biển lồng lộng gió, tôi bắt đầu hành trình tham quan hòn đảo có dân cư đông nhất trong số hơn 40 hòn đảo thuộc quần đảo Bà Lụa. Đi giữa làng chài trên những đường hẻm chỉ đủ hai người đi bộ tránh nhau và hai bên nhà nhỏ liền vách nhau làm tôi cảm giác đây không phải là một làng chài nằm trên ốc đảo mà là một khu phố nghèo nào đó của Sài Gòn.
Từng nhóm cụ già ngồi ung dung đánh cờ trong những quán cà phê đơn sơ, trong khi phụ nữ và trẻ em ngồi đan lưới, những hình ảnh trong không gian không một tiếng động cơ dễ gợi một cảm giác yên lành.
phụ nữ và trẻ em đang đan lưới
Khám phá Hòn Heo
Hòn Heo có diện tích khoảng 150ha với chu vi khoảng 7km. Từ trung tâm làng chài, theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa ra khỏi làng chài đã gặp ngay bãi biển. Bãi cát không đẹp nhưng nhờ nằm giữa biển và vạt rừng nguyên sinh nên rất hoang sơ.
Hết bãi cát to hạt là bãi đá bàn xù xì như da cá sấu. Đi hết bãi cát dài khoảng 500m là đá và những bãi đá cuội, đá ong với cấu tạo địa chất đa dạng, muôn hình vạn trạng, cảm xúc vì thế mà cũng thật đa chiều và thi vị. Bên cạnh đó cũng có một ngôi chùa, trong chùa có 2 nhà sư, 1 sư già tuổi chừng 70 và 1 nhà sư khoảng 25 tuổi, bên trong thờ rất nhiều pho tượng phật, còn 1 bên là nhưng hài cốt cũa những cư dân trên đảo gửi vào chùa!
phía trước chùa là 1 bài thơ
quan cảnh chùa
dưới thềm trước chùa
Thỉnh thoảng lại gặp một ngôi mộ “mồ côi” nằm hiu quạnh giữa rừng cây sát mép biển, gợi nỗi buồn khó tả, bởi lúc lang thang trong “thủ phủ” tôi đã nghe một cụ già nói rằng dân xứ đảo khổ và thiếu thốn trăm bề, đến chết cũng còn khổ, xung quanh đảo hàng ngày người dân làm nhiều việc khác nhau để mà sinh sống rất là thú vị!
ốc cờ
Một người phụ nữ cùng với 2 đứa con ngày ngày đi bắt ốc để bán, tôi tình cờ tìm đến chỗ người lái buôn chuyên mua lại ốc của những người dân trong vùng họ sẽ chuyển vào đất liền bán giá rất cao.
1 người mẹ và 2 đứa con
Tôi cũng đã trò chuyện với người phụ nữ bán ốc đó, thì được biết 1 ngày họ bắt dc từ 30 - 40kg, bán mỗi kg ốc từ 5 - 6.000 đồng, tôi nghĩ thu nhập của người dân như thế là rất khá, thế rồi tôi đi tới 1 nhà người dân khác thì thấy một người đang đánh bắt cá về, cũng chỉ vài con cá để bán cho hàng xóm xung quanh, còn bao nhiều thì cả nhà ăn.
Có nhiều thứ cá rất là tươi ngon, vừa bắt từ dưới biển lên ăn vào rất ngon và ngọt thịt, thế rồi tôi bắt đầu đi tiếp tới nhà 1 người dân khác thì bắt gặp 2 vợ chồng nhà người dân lể ốc, thế là tôi đến thăm hỏi thì được biết ốc này là ốc Vú khi còn vỏ 1kg chỉ có 5.000 nhưng khi lễ ra vỏ còn thịt ko thì bán tới 72.000, ốc này để chuyển lên Sài Gòn dùng để xuất khẩu. Người chồng bèn cho tôi ăn thử 1 miếng ốc Vú đã nấu chín và 1 miếng ốc cờ, tôi cảm thấy rất ngon tuyệt.
ốc Vú
ốc Vú chuẩn bị thành phẩm
Tôi lại đi tiếp đến một gia đình hai vợ chồng chuyên dùng lưỡi câu để bắt cá, nhưng mà câu cá vào ban đêm, 2 vợ chồng thật vui tính khi tôi ngồi để trò chuyện và ko quên chụp 1 tấm hình công cụ mưu sinh của gia đình.
công cụ đánh bắt cá
Tôi được biết gần bên nhà có một người đàn ông bỏ tiền xây một cây nước dưới mạch nước ngầm ở đảo để bán cho chủ xe chở 10.000 môt thùng xong rồi người chở thể sẽ chở đến nhà người dân 30.000 một thùng, tôi nghe kể vào ngày Tết 15 xe chở nước để tiếp nước ngọt cho đảo mà ko đủ nhu cầu người dân.
xe chở nước của đảo
Tiếp tục tôi lại bắt đầu đi để tìm khám phá đảo trên những đoạn đường đã và đang làm xong rất đẹp và thơ mộng.
Tôi lại vô tình gặp một ngư dân đang đem lưới xuống thuyền để chuẩn bị cho buổi tối đánh bắt cua ghẹ thật thú vị biết bao, có cả 2 ông lão cũng rất vui tính hỏi han tôi nhiều điều.
cư dân đang chuẩn bị lưới
Mãi lang thang trên đảo và tìm hiểu cuộc sống người dân tôi quên mất giờ tàu chạy (lúc 14g30) để trở lại đất liền. Giật mình nhớ ra thì không còn kịp, hỏi thăm thuê phòng trọ, một phụ nữ với giá 50.000 đồng một đêm, căn phòng cũng tạm được nhưng ko có gì là tiện nghi cho lắm vì trên đảo cũng khó khăn, nước thì phải sách nhờ nhà bên cạnh, điện thì 5h30 chiều mới có sử dụng đến 11h là họ tắt đi (máy phát điện cho dân cư cả đảo).
căn phòng thuê
n đồ ăn thì ở bên cạnh nhà có một bà lão nấu cho ăn, một phần 15.000 đồng, hôm đó tôi rất may vì đi ngay ngày hội chợ lô tô lên đảo để giúp vui cho ngư dân và tôi đã có dịp tham gia.
Những quan cảnh buổi chiều của Hội chở bắt đầu bày ra trên đảo.
người không mặt áo là chủ bầu show của hội chợ
Vào buổi tối những đứa bé từ các hộ cư dân trên đảo tập trung lại vui chơi, nhưng nhiều nhất cũng là các bé rất là dễ thương và hiếu kỳ.
cũng song song sau đó là mấy em bóng đang chạy bọ cho show trình diễn ô may mắn
Hôm đó tôi rất sợ vì buổi chiều ăn cơm ở chỗ bà lão mấy em bóng gặp tôi, cứ nhìn tôi mà chọc và nói 1 câu làm tôi phải bỏ đi không dám nói tiếng nào "tối nay cho em ngủ chung với anh nhé". Thế là tôi chạy một nước, hôm nay tôi lại chuẩn bị bắt đầu từ đảo về đất liền để kết thúc cuộc hành trình đi du lịch bụi của tôi, hy vọng rằng sẽ có nhiều chuyến khám phá vùng đảo mới thật là thú vị hay rất hay!
Trước mắt tôi là nhìn từ quán cafe ra bến tàu 1 khung cảnh thật bình dị biết bao:
từ trên tàu nhìn quanh các đảo thật hiền hòa và dễ mến
những con thuyền nhấp nhu theo sóng biển cạnh làng chài
có một ngôi miếu Bà trên đảo
ngôi miếu ấy có tên gọi là Tàu Bà Nam Hải
từ trên đồi cao Miếu Bà nhìn xuống 1 khung cảnh thật kỳ thú
Hình ảnh bà Nam Hải
khung cảnh biển buổi chiều
ngôi nhà trọ được thuê 1 đêm để dừng chân nơi đảo
Ở đây có cả khu UBND và cả trạm điện thoại của VNPT
từ chỗ trạm có 1 cái sân cát rất rộng, du khách có thể nhìn ra biển để ngắm khung cảnh đầy thơ mộng
khu con đường làng từ bến đò vào đảo
nước đá được chở từ đất liền ra đảo để bỏ mối cho những quán cafe và cư dân trên đảo
khung cảnh quán cafe gần bến tàu
bà con chuyển hàng hóa từ tàu mang đi phân phối trên đảo
Hình ảnh cuối cùng cũng đã khép lại chuyến phiêu lưu, khám phá hòn đảo mang cái tên rất thân thiện này, không những thế sẽ còn hình ảnh để các bạn biết thêm về vùng đảo này nhé!
Nguồn: hạlongphươngnam
0 comments